Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là mốc son chói lọi trong lịch sử hào hùng 4.000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam văn hiến và anh hùng, là bước ngoặt lớn trong lịch sử cách mạng nước ta. Từ ngày có Đảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, các đồng chí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng qua các thời kỳ, trong đó có đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách, liên tục tiến lên. Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, lập nên nhiều kỳ tích, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đưa nước ta từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội và sánh vai với các cường quốc năm châu.
Với đường lối chính trị đúng đắn, trung thành vô hạn với lợi ích của dân tộc và giai cấp, gắn bó máu thịt với nhân dân và tinh thần đoàn kết quốc tế thủy chung, trong sáng, Đảng đã quy tụ, đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp nhân dân, các phong trào đấu tranh cách mạng, xây dựng lực lượng cách mạng to lớn và rộng khắp, đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu"; tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Tổ quốc thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh muôn vàn khó khăn, thách thức, Đảng tiếp tục khẳng định trình độ trí tuệ, bản lĩnh, tính tiên phong, với bản chất khoa học và cách mạng; đã khởi xướng, không ngừng hoàn thiện, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thực hiện thành công công cuộc đổi mới, đưa Việt Nam từ nước kém phát triển trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình, người dân có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc, uy tín, vị thế trên trường quốc tế ngày càng nâng cao.
Suốt 9 năm, mặc dù tiếng mẹ đẻ dần mai một nhưng trong lòng cô chưa bao giờ nguôi nỗi nhớ quê hương. Cô luôn khát khao được về nhà.
9 năm lưu lạc xứ người
Bố mẹ Dân sinh được ba người con. Cô là con thứ hai. Ngôi nhà của gia đình Dân nằm ở bản Sơn Thành - một bản làng xa xôi, heo hút.
Bà Xeo Thị Oanh - mẹ Dân quanh năm cắm mặt vào nương rẫy. Bố Dân nghiện ma túy nặng, trong nhà có bất cứ thứ gì bán được, ông đều tìm cách mang đi.
![]() |
Cô gái Kha Thị Kim Dân và mẹ. Ảnh: Sĩ Ỏn |
Dân nhiều lần chứng kiến cảnh mẹ còng lưng trên nương, khóe mắt ướt sau đêm thức trắng. Cô thương mẹ, sau giờ học, lên rẫy hái rau mang ra chợ bán.
Mười hai tuổi, Dân gầy gò, đen đúa cõng rau đi bán. Trên đường đi, cô gặp người họ hàng. Người này rủ Dân sang Lào làm, hứa sẽ tìm cho cô công việc, kiếm tiền gửi về giúp mẹ.
Cô bé ngây thơ, chưa va vấp sự đời nhanh chóng bị thuyết phục. Sau chuyến xe đường dài, Dân giật mình biết mình bị lừa. Nơi cô đến không phải Lào mà là Hà Nam (Trung Quốc).
Gia đình nghèo mua cô về làm vợ cậu con trai cả. Họ nhìn thấy Dân bé xíu, đôi mắt ầng ậc nước, bỗng động lòng trắc ẩn. Vợ chồng đó nhận Dân làm con nuôi và từ bỏ ý định ban đầu.
Bố mẹ nuôi thương Dân như con gái ruột. Họ lấy giấy bút về dạy cô tiếng Trung.
Tháng ngày còn nhớ tiếng Việt, Dân nắn nót viết tên bố mẹ, chị gái và em trai cùng địa chỉ gia đình vào quyển vở. Đó là cách cô ghi nhớ lại gốc tích của mình.
Nơi xứ người, Dân theo bố mẹ nuôi trồng trọt, chăn nuôi. Hai năm đầu, gần như cô không giao tiếp, không trò chuyện cùng ai.
Một phần vì không hiểu tiếng bản địa, một phần vì cô sợ. Đêm nào cô gái nhỏ cũng khóc, thầm gọi tên mẹ, lo mình bị bán thêm một lần nữa.
Trong lòng Dân chứa đầy sự hoảng loạn. Cô luôn khắc khoải mong mẹ tìm được đến đây, đưa cô về.
Ngày này qua tháng khác, cô gái Việt Nam dần chấp nhận rằng, có thể cả cuộc đời này, cô không còn gặp lại mẹ nữa.
Bố mẹ nuôi thương cảm, giúp đỡ Dân hòa nhập với cuộc sống mới. Cô cũng tự học cách sinh tồn, thích nghi…
Ở Việt Nam, bà Oanh mỏi mắt ngóng tin con. Một tháng sau khi bán Dân, người họ hàng kia về nước. Bà ta báo cho mẹ Dân biết, cô đã sang Lào rửa bát thuê. Cuối năm sẽ mang tiền về.
Bà Oanh nào cần tiền của con gái, bà chỉ mong con bình an là đủ. Hai Tết trôi qua, ngày đoàn tụ càng xa vời.
Người mẹ nghèo sang nhà họ hàng hỏi tin con nhưng bà ta đã bỏ đi biệt tích. Một thời gian sau, thông tin người họ hàng bị bắt vì buôn bán người trái phép, bà mới hay con gái mình đã bị bán.
Bà định đi tìm con. Mọi người lên tiếng can ngăn, bởi biển người mênh mông bà biết đến đâu tìm. Trong khi đó, ở nhà, bà vẫn còn hai đứa con phải lo.
Nếu không cẩn thận, có thể chúng lại là nạn nhân tiếp theo của bọn buôn người. Bà nén đau, đành từ bỏ ý định. Năm 2017, vợ chồng bà Oanh ly hôn. Năm 2019, bà đi bước nữa.
Đường về nhà
Năm tháng lưu lạc xứ người, Dân không có giấy tờ tùy thân nên bố mẹ nuôi không cho cô đi đâu xa, sợ người ta bắt được lại sinh phiền phức.
Mãi 4 năm sau ngày bị lừa bán, cô mới được ra ngoài xa hơn. Dân đi bán quần áo thuê, kiếm tiền gửi về cho bố mẹ nuôi nhưng họ trả lại, dặn cô để dành phòng thân.
Lúc này, Dân gần như quên hết tiếng Việt. Tại đây, cô có nhiều người bạn mới. Cô từng kể cho họ câu chuyện của mình. Bạn bè khuyên Dân nên báo cho công an nhưng cô không dám.
![]() |
Các ban, ngành và đoàn thể đến động viên Dân. |
Tháng 5/2019, cô quen một chàng trai Việt Nam tên Phương (22 tuổi) đang làm việc và sinh sống ở Trung Quốc qua mạng xã hội wechat. Cô nhờ người này đăng thông tin tìm giúp mình gia đình ở Việt Nam.
Chàng trai tốt bụng đăng thông tin lên Facebook. Thông tin được anh Cụt Sĩ Ỏn - Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Tà Cạ (Kỳ Sơn, Nghệ An) xem được. Anh Ỏn liên lạc với Phương và cho biết, Dân là cháu họ của mình.
![]() |
Dân trò chuyện với mọi người bằng vốn tiếng Việt ít ỏi. |
“Để Phương tin tưởng, tôi phải gửi ảnh mình đang đứng trong UBND xã Tà Cạ để cậu ấy cho Kim Dân xem. Khi Kim Dân xác nhận đúng là họ hàng, Phương mới kết nối cho hai bên gặp nhau”, anh Ỏn nhớ lại.
Anh Ỏn và gia đình báo tin lên cơ quan chức năng. Công an tỉnh Nghệ An vào cuộc xác minh và liên hệ với các tổ chức, giải cứu Dân về nước.
Giây phút đoàn tụ, bà Oanh chạy đến ôm con vào lòng. Gần 10 năm mòn mỏi đợi tin, có lúc bà nghĩ con đã chết. Bà không ngờ, có ngày mẹ con còn nhìn thấy nhau. Câu đầu tiên Dân nói là: “Con nhớ mẹ”.
Thời gian trong khu vực cách ly, sống cùng người Việt Nam, cô đã nhớ lại được một chút tiếng Việt.
Những ngày mới về Việt Nam, Dân cảm giác lạ lẫm với chính người thân. Bà Oanh cố làm cho con gái vui, cố cho con hiểu mình yêu con thế nào.
Thế nhưng, bà khóc hết nước mắt khi con gái bày tỏ nguyện vọng, muốn làm hộ chiếu để quay lại Trung Quốc sống. Chín năm qua, cô đã quen thuộc với bên đó. “Tôi không muốn con đi đâu nữa”, bà Oanh nghèn nghẹn nói.
Dân chia sẻ, cô có mối tình 2 năm với chàng trai Trung Quốc. Họ dự định sẽ kết hôn.
Mặc dù được mẹ và gia đình yêu thương nhưng cô lạc lõng khi ai cũng có cuộc sống riêng. “Tôi sống ở đâu, Việt Nam vẫn là quê hương, là nguồn gốc của tôi. Đó là lý do, tại sao 9 năm qua tôi luôn đau đáu tìm đường về. Giờ tôi có 2 gia đình", Dân thổ lộ.
Một ngày tháng Chín, Dân cùng mẹ và chị gái lên UBND xã Tà Cạ làm căn cước công dân, chuẩn bị giấy tờ làm hộ chiếu.
Ông La Pa Vin - Phó Chủ tịch UBND xã Tà Cạ (Kỳ Sơn, Nghệ An) thông tin: “Kim Dân là nạn nhân trở về sau 9 năm bị lừa bán sang Trung Quốc. Phòng LĐTB&XH cùng cơ quan ban ngành đã đến thăm hỏi, tặng quà và động viên Kim Dân. Cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn gia đình các thủ tục cần thiết, cấp quyền công dân cho cô.
Những năm qua, tệ nạn buôn bán người qua biên giới diễn ra phức tạp. Chính quyền địa phương liên tục có những biện pháp tuyên truyền, giáo dục đồng bào đề cao cảnh giác, giảm thiểu tình trạng này”.
Ngày nào cũng như ngày nào, ông lão đến bệnh viện để tìm vợ. Ông nói, vợ ông đang được điều trị ở đây. Khi biết sự thật, các nhân viên y tế đều cảm động.
" alt=""/>Cô gái bị bán sang Trung Quốc, tìm đường trở về sau 9 năm lưu lạcHôn nhân hạnh phúc được 3 tháng đầu, tôi bắt đầu chán nản khi chồng chỉ mải mê với công việc.
![]() |
Ảnh: B.N |
Tôi thích vợ chồng tình cảm, chăm sóc nhau mỗi khi tan làm về. Thi thoảng, hai vợ chồng có thể hâm nóng tình yêu bằng những chuyến du lịch ngắn ngày hoặc đơn giản là tản bộ ở công viên...
Chồng tôi lại quá vô tâm, khi nào tôi nhắc mới chủ động đưa vợ đi ăn uống bên ngoài.
Cuộc sống gia đình chỉ có một người xây đắp sẽ rất tẻ nhạt. Tôi định ly hôn thì phát hiện mình có bầu nên cố gắng giữ cuộc hôn nhân đó cho đến khi con trai tròn 1 tuổi.
Hai vợ chồng ra tòa trong hòa bình nhưng chất chứa đầy những câu hỏi. Lúc nào gặp lại nhau, chồng cũ đều hỏi: “Anh không hiểu sao em đòi chia tay khi chúng ta đang yên ổn?”.
Tôi mỉm cười và nghĩ thầm, yên ổn không có nghĩa là hạnh phúc. Tôi cần một người đàn ông tinh tế chứ không cần người chồng khô khan. Ly hôn xong, hai mẹ con tôi có cuộc sống khá tốt.
Chồng cũ lập gia đình, sinh thêm 2 người con nữa. Tôi làm ra tiền nên chẳng bao giờ đòi hỏi anh cấp dưỡng nuôi con. Tuy vậy, chồng cũ vẫn chu cấp kinh tế cho con trai đầy đủ.
Suốt nhiều năm tôi lẻ bóng vì chưa tìm được ai thực sự đồng điệu tâm hồn với mình. Đến khi gặp Khánh – chủ một công ty cung cấp hoa tươi, tôi mới thấy rung động. Anh kém tôi 10 tuổi.
Chúng tôi nảy sinh tình cảm, quấn quýt không rời. Khánh chiều chuộng, chăm sóc 2 mẹ con tôi rất ân cần.
Con trai tôi không phản đối cũng chẳng đồng tình. Từ lúc Khánh dọn qua nhà tôi sống, con trai chuyển về bên bố sống.
Con bảo con thích ở bên nhà bố, vì có các em chơi cùng. Vợ hai của bố cũng yêu thương cháu như con đẻ.
Bốn tháng chung sống, tôi và Khánh đăng ký kết hôn. Hạnh phúc như vỡ òa khi tôi mang thai con của anh.
Nhưng đời không ai học được chữ ngờ. Lúc tôi ốm nghén vì bầu bí, Khánh lén lút qua lại với cô nhân viên cửa hàng hoa.
Nhiều lần cô gái đó đã qua nhà giúp cho vợ chồng tôi một số việc. Tôi khá quý mến, còn mua cả váy và son phấn tặng em. Tôi đâu biết rằng, mỗi buổi trưa, chồng tôi và cô ấy dập dìu đưa nhau vào nhà nghỉ.
Thứ Hai tuần trước, tôi đến cửa hàng, định rủ chồng đi ăn cơm trưa. Do ô tô cần bảo dưỡng nên tôi để ở xưởng sửa chữa, còn mình gọi taxi. Xe taxi vừa đến cửa, tôi đã thấy Khánh lái xe đi. Mấy phút sau cô nhân viên cũng đóng cửa hàng.
Sự việc sẽ chẳng có gì để suy nghĩ nến như trên đường về tôi không bắt gặp cô nhân viên rẽ vào một nhà nghỉ ven hồ.
Tôi bảo taxi dừng lại vì linh tính có gì đó không ổn. Tôi đi bộ vào nhà nghỉ và bất ngờ thấy chiếc xe ô tô màu đỏ. Lễ tân nhà nghỉ đã dùng vải che chắn biển số nhưng nhìn nội thất bên trong và móc treo ở kính, tôi dễ dàng nhận ra xe của chồng.
Lòng tôi nóng như lửa đốt. Tôi lôi điện thoại ra gọi chồng. Anh không nghe máy. Tôi giả vờ thuê một phòng nghỉ rồi lên tầng tìm cách kiểm tra. Đến tầng 2, tôi phát hiện ra chuông điện thoại của Khánh vọng ra ngoài.
Cơn ghen cuộn trào, tôi gõ cửa phòng. Khánh ra mở cửa vì nghĩ lễ tân mang đồ lên. Giây phút chứng kiến cô nhân viên của chồng nằm hớ hênh trên giường, tôi lao đến cho cô ta vài cái tát.
Khánh chạy đến kéo tôi ra, giục nhân tình nhanh chóng rời khỏi đó. Tôi bụng mang dạ chửa, không đỡ nổi sức của chồng, đành gục xuống khóc nức nở.
Anh không mảy may quan tâm, ngồi trên ghế và im lặng. Khi tôi hỏi lý do tại sao anh ngoại tình, Khánh nói, nhu cầu của anh cao, việc ra ngoài trăng gió là bình thường. Anh vẫn về nhà yêu thương vợ con, đâu có sao nhãng gia đình.
Chồng tôi còn cho rằng, tuổi tác của hai vợ chồng chênh lệch. Vài tuổi nữa tôi sẽ đến giai đoạn không muốn gần đàn ông. Khi đó, tôi càng phải tạo điều kiện cho anh ra ngoài.
“Em cần người đàn ông tinh tế, lãng mạn thì em cũng phải chấp nhận cả sự trăng hoa của anh chứ? Em cứ mắt nhắm, mắt mở làm ngơ là được. Như vậy, vợ chồng mình vẫn sống hạnh phúc”, Khánh trơ trẽn đáp.
Tôi phẫn uất trước thái độ của chồng liền bỏ về nhà. Nhiều ngày nay tôi nghĩ đến việc ly hôn. Tình yêu tưởng đẹp như phim cuối cùng lại quá phũ phàng.
Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Trong bữa tiệc bên bể bơi, tôi bàng hoàng khi thấy sếp cưa cẩm vợ sắp cưới của mình.
" alt=""/>Tâm sự của người vợ đánh ghen chồng trong nhà nghỉ